Cách chăm sóc Mai Vàng theo tháng đúng cách sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn những cách thức đơn giản để chăm Mai ở các giai đoạn là như thế nào, cũng như cách bón phân nào là thích hợp với từng thời kì phát triển của cây, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về điều kiện dinh dưỡng của mai, để có một mùa mai nở rộ, tươi tốt ở mùa Tết tiếp theo.
Cách chăm sóc Mai Vàng sau Tết
Cây Mai sau khi đã "tiêu hao năng lượng" sau Tết, để phục hồi lại mai là việc không phải đơn giản và nên chăm đúng các giai đoạn của cây.
Chăm sóc mai vàng theo tháng đúng cách không chỉ quan tâm đến cách bón phân đúng liều lượng, đúng thời điểm, thì những bước chăm sóc cơ bản như dọn cỏ, cắt tỉa, thay đất, chế độ ánh nắng, nước tưới... Cũng quan trọng không kém. Chúng quyết định cây mai của bạn có khỏe mạnh hay không ở giai đoạn tiếp theo. Ở đây chúng ta chỉ nói đến hai bước lớn sau:
+ Thay đất
Nên thay lại đất để tránh tình trạng đất quá chặt bị bít rễ hay rễ già và dài cũng ảnh hưởng đến khả năng hút chất dinh dưỡng của cây. Cắt bớt những rễ già, nhưng vẫn giữ lại những rễ chính và việc thay đất cũng để loại bỏ những lớp phân đã bị mục, không còn dinh dưỡng.
Mai là loại cây không quá kén đất, chủ yếu là đất xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt. Sử dụng những giá thể trộn tơi xốp phổ biến như Mụn dừa, trấu hun, trấu sống... Với tỉ lệ là 5:5 hay 6:4 tùy vào độ tuổi của cây.
+ Cắt tỉa cành tạo tán
Trong giai đoạn hoa nở, mọi chất dinh dưỡng đều tập trung vào hoa, giúp hoa nở đều. Sau giai đoạn này, cần cắt tỉa lại cành để điều hoà lại dinh dưỡng trong cây. Bên cạnh đó, việc tỉa cành còn tạo độ thông thoáng, hạn chế sâu bệnh tại tấn công.
Việc xử lý kỹ những kỹ thuật cơ bản trên là bước đệm để mai sẵn sàng bước vào giao đoạn hấp thụ phân bón tốt hơn.
Xem thêm hướng dẫn chăm sóc cây mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh
Bón phân cho Mai Vàng theo từng giai đoạn
Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng
Sau khi đã vệ sinh lại cây mai, bón phân cho cây là điều quan trọng được nhắc đến tiếp theo. Bón phân giai đoạn này giúp cây tạo rễ mới, thiết lập lại cành nhánh mới, nên giai đoạn này, đạm (N) hết sức cần thiết cho cây. Sau khi thay đất được 2 ngày, tưới thêm Atonik với liều lượng 10ml trên bình 16 lít nước để giúp rễ ổn định hơn, tạo ra nhiều rễ tơ mới.
Sau khi tưới Atonik được 2 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày cây sẽ bắt đầu xuất hiện các rễ tơ. Tiếp đến, ta sẽ bắt đầu tưới thêm combo phát triển rễ mạnh như N3M hoặc kích rễ Root 2 Mỹ và Ridomil Gold 1 lần/tuần. Giúp rễ tăng trưởng mạnh, hạn chế nấm rễ cây.
Bên cạnh đó, phun thêm NPK 30-10-10 với liều lượng 5-10 gram trên bình 8 lít nước sẽ giúp cây phát triển lá, để nhánh tốt và kết hợp bón gốc một số phân hữu cơ như: Dynamic Lifter, Bounce Back, Bánh dầu, Agrimartin, Trùn quế…
Giai đoạn tháng 3 – tháng 4 âm, mai bắt đầu phát triển mạnh, có thể tưới thêm một số phân bón lá hữu cơ như: đạm cá, bánh dầu.. Kết hợp thêm phân bón gốc phân NPK có lượng đạm cao: 30-10-10+TE, 20-20-15
Bước vào giai đoạn Tháng 5 âm- tháng 7, giai đoạn cây phát triển mạnh mẽ, tượt non phát triển nhiều, cành thân lá khỏe mạnh, đây cũng là lúc chúng ta có thể tạo dáng cây mai theo ý muốn. Nên cắt bỏ những cành vượt để cây được cân đối và đẹp mắt hơn. Về bón phân ở thời kì này, nên tưới thêm Atonik giúp dưỡng rễ mạnh, bên cạnh đó kết hợp bón thêm Better tím 16-12-8-11 TE, vừa cung cấp đa lượng vừa bổ sung thêm khoáng đa trung vi lượng giúp cây được cung cấp toàn diện dinh dưỡng hơn để chuẩn bước sang giai đoạn mới. Bón lại Better tím sau 20-25 ngày.
Chú ý: Giai đoạn này cũng là giai đoạn bắt đầu mùa mưa, nên chú ý thoát nước tốt tránh tình trạng ngập úng và phun ngừa các loại thuốc nấm như Ridomil Gold, Aliete, Antracol…
Xem thêm cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng tết bất chấp thời tiết
Giai đoạn phân hóa mầm hoa và hình thành
Giai đoạn phân hóa mầm hoa bắt đầu từ tháng 8 - tháng 9 âm, cây cần tập trung để tạo nụ hoa. Không nên để cành ra dài mới tránh cây bị mất sức. Sử dụng các biện pháp bấm đọt để ngăn phát triển cành mới, hạn chế bón phân có lượng đạm (N) và nên bón phân bón lượng Lân (P) và Kali (K) cao.
Phân bón thường dùng ở kì này là phân bón lá NPK 6-30-30 + TE, 701 (10-30-20) hoặc siêu lân 10-55-10. Ngoài ra nên kết hợp tưới thêm Atonik để dưỡng thêm rễ.
Chú ý: Thời kì này nhện đỏ phát triển mạnh, sẽ ảnh hưởng đến nụ hoa, nên có biện pháp phòng bệnh kịp thời. Một số sản phẩm phòng và đặc trị nhện đỏ có thể kể như: Bio-B, Ortus, Movento, dầu khoáng Enspray, …
Giai đoạn hình thành: Sau giai đoạn tạo nụ, cây mai dường như ngưng phát triển lá bắt đầu già để chờ ngày lặt lá. Ở giai đoạn này, nếu thấy nụ hoa phát triển chậm, có thể bón thêm một số phân hữu cơ bón gốc đã kể trên và một ít phân NPK có lượng Kali cao như NPK 15-5-20. Tuy nhiên phân NPK có Kali cao nên bón với lượng ít, nếu bón không đúng cách sẽ làm nụ to, hoa nở sớm hơn.
Tìm hiểu thêm Kỹ thuật cắt tỉa, cách xả tàn mai sau tết giúp mai phục hồi và phát triển tốt
Tiến hành lặt lá, để tạo điều kiện cho nụ hoa phát triển to hơn, thường rơi vào giữa tháng Chạp. Nên cân chỉnh lại lượng lá trên cây để nụ không nở quá sớm hay nụ kém phát triển.
Việc chú ý đến cách chăm sóc Mai Màng theo tháng đúng cách là đặc biệt quan trọng đến với những ai mong muốn có một cây mai nở rộ và đều trong dịp Tết đúng không ạ? Qua bài viết này, Xanh Bât Tận có thể gởi đến mọi người một gốc nhìn đơn giản về chăm sóc mai vàng theo tháng cơ bản và đầy đủ nhất để chúng ra có thể tạo ra một cây mai khỏe mạnh nhất nhé!