Tìm hiểu hoa mai tết
Hoa mai hay mai vàng loài cây này có tên tiếng Anh là Apricot Flowers, tên khoa học là Ochna integerrima. Hoa mai thuộc loài thực vật có hoa, thuộc chi mai (Ochna), họ mai (Ochnaceae). Hoa mai cũng được yêu thích trưng bày vào dịp Tết Nguyên đán bên cạnh các loại hoa như hoa đào, hoa cúc ….
Cây mai phân bố chủ yếu ở dãy Trường Sơn, các tỉnh miền Trung và miền Nam gồm Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Cùng với vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng cao nguyên. Hoa Mai sở hữu sắc vàng trang nhã và nhẹ nhàng hơn hoa cúc .
Cây mai có nguồn gốc từ một loại cây mọc hoang ở Trung Quốc cách đây gần 3000 năm. Sau này được tổ tiên chúng ta phát hiện khi đi đào đất ở phương Nam. Thấy hoa đẹp và nở đúng Tết như hoa đào nên đem cây về trưng bày. Theo thời gian, hoa mai đã trở thành một trong những loài hoa biểu tượng cho Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Hoa mai là loại hoa lưỡng tính, có cánh mỏng, mọc thành cụm và nằm chủ yếu ở nách lá. Nụ hoa phình to ở đỉnh, có vỏ lụa bao bọc bên ngoài. Khi nở, lớp vỏ lụa mở ra, để lộ cụm hoa nhỏ bên trong. Thông thường, hoa mai sẽ tàn sau 3 ngày nở rộ. Khác với những loài hoa khác, hoa mai có rất nhiều màu sắc khác nhau. Như vàng, trắng hay trắng hồng, mỗi màu sắc lại mang đến cho con người những cảm xúc khác nhau. Hoa mai có mùi thơm nhẹ, mát chứ không quá nồng như hoa sữa hay hoa loa kèn.
Sự tích hoa mai ngày tết
Người ta cho rằng, cây mai là biểu tượng của sự may mắn cho một năm thì cây đào được coi là loại cây dùng để trừ tà, xua đuổi điều xấu mang lại bình an, hạnh phúc và thịnh vượng cho gia chủ. Tuy nhiên, hai loài cây tuyệt sắc làm nên vẻ đẹp của 3 miền Việt Nam này lại có truyền thuyết hoa mai vàng lâu đời mà ít người biết đến.
Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái tên là Mai (Apricot), con gái của một người thợ săn dũng cảm. Dưới sự huấn luyện của cha, năm mười bốn tuổi, cô đã trở thành một chiến binh cừ khôi, tinh thông võ nghệ. Vào thời điểm đó, một con quái vật tấn công gây ra vô số mất mát đau buồn và người dân đã treo giải thưởng lớn cho bất kỳ ai giết được nó. Thế là 2 cha con người thợ săn quyết đi diệt quái vật giữ yên bình cho dân làng. Sau một thời gian anh dũng chiến đấu, hai cha con người thợ săn diệt được quái vật, tiếng tăm lan rộng khắp nơi. Vài năm sau, người cha lâm bệnh nặng, lúc này Mai đã 18 tuổi.
Năm đó, một con rắn khổng lồ xuất hiện ở một nơi khác, và những người ở đó đến cầu xin người thợ săn và con gái của ông ta giúp đỡ. Trước khi đi, mẹ Mai đã tặng cô một chiếc váy lụa màu vàng tươi rất đẹp và Mai hứa sẽ mặc chiếc áo đó khi về để mẹ có thể nhìn thấy cô từ xa. Hai cha con đã đi qua núi và sông và tìm thấy con quái vật. Nhưng người cha quá yếu ớt và Mai một mình chiến đấu với con rắn khổng lồ. Cuối cùng Mai cũng giết được nó, nhưng tiếc thay, cô cũng không sống sót để trở về.
Cảm phục lòng nghĩa hiệp của cô gái và thương cho nỗi đau tang tóc của mẹ cô, vị thần của gia đình đã xin Thiên Vương cho Mai được sống và trở về đoàn tụ với gia đình trong chín ngày. Từ đó, hàng năm, cô về với gia đình vào ngày 28 tháng Chạp âm lịch và mất vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Sau đó, sau khi cha mẹ và người thân của cô qua đời, cô không bao giờ đến nữa mà biến thành một cây hoa bên cạnh ngôi đền mà người ta lập để tưởng nhớ linh hồn cô. Thấy cây đẹp chín ngày Tết lại nở hoa, người ta đặt tên là Mai và lấy cành về trồng trong nhà với niềm tin rằng có thể xua đuổi tà ma, mang lại may mắn cho cả nhà trong năm tới.
Truyện dân gian phản ánh khát vọng tột cùng của người Việt xưa mong muốn hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Đó là những giấc mơ muôn thuở của nhân loại. Cây đào, hoa mai vàng là biểu tượng và giá trị văn hóa ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam.
*** Bài viết cùng chuyên mục: cách chọn mai vàng đẹp
Ý nghĩa hoa mai vàng ngày tết
Hoa mai được xếp vào nhóm tứ quý: “Tùng, cúc, trúc, mai”. hoa mai ý nghĩa: Cầu mong may mắn, hạnh phúc, tình yêu chung thủy. Hoa mai vàng tượng trưng cho sự quyền quý, sang trọng của vua chúa thời phong kiến. Hoa mai mang đến sự may mắn, dồi dào sức khỏe, sung túc, phú quý cho năm mới.
1/ Hoa mai tượng trưng cho ngũ phúc
Hoa mai có năm cánh, mỗi cánh mang năm ý nghĩa: “phúc, may mắn, trường thọ, suôn sẻ và bình an”. Đây là sử dụng hoa mai để trao gửi hy vọng của mọi người về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
2/ Hoa mai tượng trưng cho khí chất tao nhã
Hoa mai làm ẩn dụ cho một người có nghĩa là lời nói và hành vi của người đó tao nhã, cao thượng, không thô tục, là biểu hiện bên ngoài của khí chất bên trong khiêm tốn hài hoà.
3/ Hoa mai tượng trưng cho tinh thần đáng quý của dân tộc
Hoa mai vẫn kiên cường nở rộ trong mùa đông lạnh giá, tượng trưng cho phẩm chất tinh thần quý báu là tinh thần bất khuất, đấu tranh ngoan cường, không quản ngại khó khăn của dân tộc Việt Nam. Hoa mai đối mặt nở trong khí trời chuyển giao giữa mùa đông và mùa xuân, bất khuất và ngoan cường, cũng được coi là loài hoa đức hạnh và kiêu hãnh nhất, mặc dù môi trường sinh trưởng khắc nghiệt nhưng chúng vẫn mạnh mẽ và nở hoa, thể hiện một tinh thần và sự dũng cảm để chào đón hy vọng. Tính cách tinh thần và lạc quan.
Từ xa xưa, tặng quà trong dịp Tết đến xuân về đã trở thành một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Ngoài việc thể hiện tấm lòng của người tặng quà, món quà Tết còn mang lại nhiều niềm vui cho người nhận. Nết Tết này, Bạn vẫn chưa chọn được quà tết cho người thân, bạn bè, thì một cành mai, cành đào hay giỏ quà tết truyền thống cũng lý tưởng, tham
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai nở đẹp
Việc áp dụng kỹ thuật trồng cây đúng sẽ mang lại những bông hoa mai đẹp mắt.
Trồng mai trong vườn
Cây mai phát triển tốt trên đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất độc hại.
Đất trồng mai trong chậu : Cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu.
Tỉa cành: Người trồng nên tỉa cây mai chậm nhất cho đến 20 âm lịch.Tuỳ theo hình dạng của cây, người chơi hoa nên có cách tỉa thích hợp nhưng thông thường các cây mai tỉa theo dáng cây thông (trên ngắn – dưới dài để cây có hình nón), bình thường các cành được cắt tỉa đi một phần ba.
Bón lót khi trồng: Phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, xơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300gr/gốc + 50-100gr lân đầu trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con.
Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE đầu trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần.
Khi mai đã cho hoa ổn định : Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa.
Mai trồng trong chậu
Mai được đem ra ngoài càng sớm càng tốt, phải đặt cây nơi có bóng râm để lá không bị cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Người trồng cần cắt bỏ tất cả các hoa để cây không mất dinh dưỡng nuôi đài hoa tạo hạt, để lại một số lá.
Bón phân: Lượng bón có thể thay đổi từ 20-50gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3kg/chậu.
Sử dụng phân bón lá: Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai.
Xem thêm các kĩ thuật chăm sóc và tìm hiểu các loại phân bón cho mai vàng sau tết gíup cây mau phục hồi
Chăm sóc hoa mai cho ngày tết
Phân bón lá đầu trâu 501 thúc ra chồi ra lá, đầu trâu 701 thúc ra bông và đầu trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá đầu trâu 005, đầu trâu 007, đầu trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh.
Khi tiết trời đã điểm xuân, những cơn mưa lất phất mang hơi ấm của năm mới bắt đầu tưới xuống, cũng là lúc hoa mai vàng khoe sắc báo hiệu mùa xuân về. Xuân bình anh, may mắn và người người đều nở nụ cười trên môi, chào đón một năm mới an lành, hạnh phúc. Miền Bắc có hoa đào thì miền Nam cũng rực rỡ sắc mai. Hoa mai tết đã như một biểu tượng ngày tết, báo hiệu những điều may mắn, thiện lành.