Chưng hoa mai từ lâu đã trở thành một nét truyền thống trong dịp Tết của Việt Nam. Cứ mỗi độ xuân về, khắp miền Nam đều là hoa mai, một màu hoa vàng rực. Hoa mai được gọi với cái tên quen thuộc là sứ giả mùa Xuân. Vậy sứ giả mùa Xuân có ý nghĩa và sự tích như thế nào? Hãy cùng khám phá những điều ít được hé lộ về ý nghĩa hoa mai nhé!
Nguồn gốc của hoa mai từ đâu?
Cách đây 3000 năm, hoa mai đã xuất hiện ở Trung Quốc. Phi Cung Ấn đã ghi “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi” trong Trân Hương Bảo Ngự. Ngụ ý là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong mùa lạnh. Còn vế 2 là trụ vương thích đội tuyết để ngắm hoa. Từ lâu, người Trung Quốc đã xem hoa mai như một biểu tượng mạnh mẽ, không khuất phục bạo quyền (giá lạnh).
Người Trung Quốc yêu hoa mai và hoa mai được xem như như quốc hoa từ rất lâu. Nhật Bản có hoa đào, thì Trung Quốc là hoa mai. Chính vì thế, người Trung Quốc đặt tên cho hoa mai rất cầu kỳ. Loại mai nào có 6 cánh tròn đều thì là “Thủy tiên mai”. Loại nào có cánh mọc từng cặp một thì gọi là “Uyên ương mai”. Mai nào ngả xanh đậm thì có tên là “Lục ngạc mai”.
Nhưng phổ biến nhất là 4 loại chính là: Thanh mai, Hồng mai, Bạch mai, Mặc mai.
Tuy được xem là quốc hoa nhưng hoa mai có nguồn gốc rất đơn giản, mộc mạc. Hoa mai là cây hoang dại, phát triển nhanh với vùng khí hậu nhiệt đới. Khi hoa mai được chăm sóc chu đáo,hoa sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Vòng đời của hoa mai là rụng lá vào cuối Đông và nở hoa vào đầu mùa Xuân.
Đã từ rất lâu, hoa mai đã trở thành một nét đẹp Á Đông. Mỗi độ tết đến xuân về, dòng người nao nức đi tìm cho mình một chậu mai để trang trí nhà cửa. Tết đến mà thiếu đi màu vàng rực của hoa mai thì một thiếu xót lớn cho ngày tết cổ truyền. Hoa mai còn là nguồn cảm hứng sáng tác của bao nhạc sĩ, nhà thơ.

Xem thêm ý nghĩa hoa mai 8 cánh và cách trồng và chăm sóc mai
Sự tích hoa mai
Sự tích hoa mai được mọi người truyền miệng nhau từ rất lâu. Chuyện kể rằng, có một cô bé tên Mai là con của người thợ săn. Cô bé rất gan dạ và dũng cảm như bố của mình. Một hôm, trong làng xuất hiện con quái vật, rất thích ăn thịt người và trẻ con. Con quái vật đó quậy phá làng và giết chết nhiều người. Mọi người hoảng sợ và nhờ cha con thợ săn lên đường giúp dân làng. Hai cha con nhận lời. Người dân chuẩn bị đầy đủ cho 2 cha con lên đường. Ba ngày sau, 2 cha con trở về trên tay là đầu con quái vật đã được giết chết. Từ đó tiếng tăm của 2 cha con lẫy lừng khắp một vùng.
Không lâu sau, người cha lâm bệnh nặng. Cùng lúc ấy, có con quái vật đầu trăn xuất hiện và phá làng lại một lần nữa. Người dân hết cách, phải cầu cứu đến cô bé Mai. Lúc này, Mai đã là một thiếu nữ 18 tuổi. Sức khỏe của cô cường tráng và kỹ năng săn bắn được học từ cha rất điêu luyện. Gia đình bé Mai tuy muốn giúp dân làng nhưng lại lo lắng cho con. Bé Mai nói “Cha mẹ hãy tin ở con, con sẽ tiêu diệt quái vật và trở về”.
Trước khi đi, người mẹ hỏi cô bé thích nhuộm áo màu gì? Bé Mai trả lời “Con thích màu vàng, mẹ may cho con cái áo màu vàng nhé! Con sẽ mặc chiếc áo này trở về. Từ xa, mọi người có thể nhìn thấy con”. Thế là bé Mai lên đường. Cô chiến đấu với con quái vật vô cùng kịch tính và nguy hiểm. Nhưng trước khi con quái vật chết, nó đã quật bé Mai. Cô bé đã không qua khỏi.

Tìm hiểu thêm về cách kích nụ hoa mai vàng để hoa nở đúng ngày Tết
Gia đình bé Mai rất đau lòng nên đã cầu cứu ông Táo về trời xin cho bé Mai được sống lại. Cảm động trước tấm lòng dũng cảm của bé Mai, Ngọc Hoàng đã đồng ý cho bé Mai sống lại vào mỗi 29 giao thừa và đến mùng 7 tết mỗi năm. Từ đó, năm nào bé Mai cũng mặc chiếc áo vàng về sum vầy với gia đình. Nhưng sau một khoảng thời gian, gia đình cô bé Mai không còn, bé Mai không về nữa. Thay vào đó, bên cạnh miếu của bé Mai mọc lên một cây hoa rất đẹp. Hoa chỉ nở vào đầu tháng giêng Tết. Người dân thấy vậy, vun trồng và trưng bày ở trong nhà khi Tết đến. Họ xem đó là biểu tượng của lòng dũng cảm, sự may mắn, có thể xua đuổi ma quỷ trong nhà.
Ý nghĩa hoa mai
Mỗi loại hoa đều có một ý nghĩa độc đáo riêng. Hoa mai cũng vậy. Không chỉ đơn thuần là một loài hoa trang trí trong ngà